Có rất nhiều lo lắng xoay quanh vấn đề nhổ răng cấm có bị biến chứng gì hay không? Một trong những thắc mắc nhiều nhất đó là: “Nhổ răng cấm có bị hóp má không?” Hãy để bác sĩ của Kinh Đô Dental giải đáp giúp bạn nhé!
Cấu tạo và chức năng của răng cấm
Răng cấm thuộc răng hàm lớn, nằm sâu trong cung hàm, được đánh số thứ tự là 6 và 7 tính từ răng cửa vào, mỗi hàm sẽ có 4 chiếc răng cấm. Răng cấm vĩnh viễn thường mọc khá muộn, từ năm 12-13 tuổi.
Cấu tạo của răng cấm cũng giống những chiếc răng khác là men răng, ngà răng, tủy răng. Tuy nhiên, răng cấm có số chân răng nhiều hơn, răng trên có 3 chân, răng dưới có 2 chân, và có 3 ống tủy vì có kích thước lớn.
Chức năng của răng cấm:
- Là động lực chính giúp nghiền nát thức ăn nhỏ mịn hơn, từ đó giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn và dễ dàng hơn.
- Giúp phát âm chính xác hơn, to và rõ ràng hơn.
- Bảo vệ xương hàm, tạo sự cân đối và hài hòa cho cấu trúc khuôn mặt.
Với cấu tạo răng lớn và chức năng quan trọng trong cung hàm thì một khi nhổ đi sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến toàn bộ khuôn mặt, Và một trong những lo lắng đó là nhổ răng cấm có bị hóp má không? Hãy cùng xem lời giải đáp của bác sĩ Kinh Đô Dental trong nội dung tiếp theo để có câu trả lời chính xác nhé!
Nhổ răng cấm có bị hóp má không?
Phần má được cấu tạo bởi nhiều khối cơ, được làm đầy đặn bằng hệ thống răng và xương hàm. Má chị bị hóp hoặc biến dạng khi các khối cơ bị tổn thương hoặc tình trạng mất răng nhiều, xương hàm bị tiêu nhiều, Và nếu bạn chỉ mất 1 răng cấm thì sẽ không hàm hóp má được.
Tuy nhiên sau khi nhổ răng cấm thì bạn nên trồng lại răng mới càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng như xô lệch răng, vì thiếu răng mà việc ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng. Nếu bạn chỉ nhai một bên thì sẽ làm cho 2 bên má phát triển không đồng đều, dẫn đến lệch dần hoặc phát âm không chính xác, rõ ràng.
Bên cạnh đó, việc mất răng cấm cũng sẽ khiến các răng kế cận có xu hướng nghiêng vào khoảng trống bị mất răng, các răng đối diện với khoảng mất răng cũng có xu hướng trồi lên trên để lấn vào khoảng trống đó. Các răng trên cung hàm không còn tiếp xúc tốt với nhâu sẽ dẫn đến thưa răng, gây xáo trộn khớp cắn và lâu dần ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm.
Tóm lại, Nhổ răng cấm có bị hóp má hay không còn phụ thuộc vào số lượng răng đã mất. Tuy nhiên, má hóp chỉ là tình trạng mất răng quá lâu, xương hàm đã tiêu đi hết. Do đó hãy trồng lại răng cấm càng sớm càng tốt nhé!
Phương pháp phục hình răng cấm tốt nhất
Răng cấm là chiếc răng vô cùng quan trọng và chỉ mọc duy nhất một lần trong đời. Vì vậy, khi mất răng cấm bạn sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong vấn đề ăn nhai. Nghiêm trọng hơn là tình trạng tiêu xương hàm, các răng còn lại bị xô lệch dẫn đến biến dạng khuôn mặt. Do đó việc trồng lại răng trước thời điểm xảy ra biến chứng càng sớm càng tốt. Bởi vì khi có sự xô lệch răng thì việc điều trị sẽ càng khó khăn hơn rất nhiều.
Trồng lại răng cấm số 6, 7 bằng cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng duy nhất có thể khôi phục được chân răng và thân răng. Bên cạnh đó, cấy ghép Implant còn cho hiệu quả ăn nhai như răng thật và ngăn chặn được tất cả các biến chứng kể trên.
Tóm tắt quy trình thực hiện:
Bác sĩ sẽ sử dụng một trụ Implant làm bằng chất liệu Titanium đặt vào xương hàm ngay tại vị trí mất răng. Trụ Implant này đóng vai trò như một chân răng “thực thụ”. Sau khoảng từ 2 – 3 tháng, trụ Implant đã tích hợp chắc chắn vào xương hàm thì bác sĩ sẽ gắn mão sứ lên phần trụ Implant để hoàn thành thân răng.
Bao lâu mới thực hiện cấy ghép Implant còn phụ thuộc vào từng tình trạng răng và sức khỏe của người bệnh. Nếu bác sĩ kiểm tra phù hợp thì có thể đặt trụ Implant ngay sau khi phẫu thuật nhổ răng. Tận dụng cơ hội nướu đang mở để đặt trụ Implant sẽ không phải rạch nướu lần 2.
Tuy nhiên giá thành cao chính là nhược điểm lớn nhất của phương pháp này. Một trụ Implant dao động từ 20 – 40 triệu/ 1 trụ Implant (chưa bao gồm mão sứ). Bạn hoàn toàn có thể tham khảo các phương pháp phục hình như cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp,.. có giá thành thấp hơn rất nhiều. Nhưng cấy ghép Implant vẫn luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho người mất răng, đặc biệt là răng cấm, răng hàm.
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp cho thắc mắc của bạn về vấn đề nhổ răng cấm có bị hóp má không. Nếu bạn thắc mắc về phương pháp phục hình răng Implant sau khi nhổ răng cấm, hãy liên hệ với chúng tôi để được bác sĩ tư vấn Miễn phí nhé!