Miếng trám răng có thể là nguyên nhân gây nhiễm độc hệ thống Trong quá trình tìm hiểu về sức khỏe và cơ chế tự chữa lành, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bệnh lý như ung thư, tiểu đường, lupus ban đỏ, rối loạn thần kinh… có thể liên quan đến nhiễm độc hệ thống. Một trong những nguồn độc tố ít ai ngờ đến chính là miếng trám răng bằng amalgam, loại vật liệu từng được sử dụng rộng rãi trong nha khoa.
- Miếng trám amalgam có thực sự độc hại?
Amalgam là loại vật liệu trám răng có màu bạc, chứa 50% thủy ngân, một chất độc bảng A. Khi tồn tại trong khoang miệng, nó giải phóng thủy ngân vào máu suốt 24/24 giờ. Các hoạt động thường ngày như đánh răng, nhai, nghiền thức ăn còn làm tăng lượng thủy ngân hấp thụ lên đến 40 – 50 lần. Các nghiên cứu đã chỉ ra: • Nhiễm độc thủy ngân từ amalgam liên quan đến ung thư, Alzheimer và các bệnh thần kinh khác. • Phụ nữ mang thai có miếng trám amalgam có thể truyền thủy ngân sang con ngay từ giai đoạn thai kỳ, dẫn đến nguy cơ tự kỷ và các vấn đề sức khỏe khác ở trẻ. • Bác sĩ nha khoa – những người tiếp xúc với thủy ngân từ vật liệu trám – có tỷ lệ trầm cảm, rối loạn thần kinh và gặp khó khăn trong hôn nhân cao hơn bình thường.
- Amalgam đã bị cấm ở nhiều quốc gia
Từ năm 2008, nhiều nước trên thế giới đã dần loại bỏ amalgam khỏi nha khoa. Tại Việt Nam, chính sách ngưng sử dụng hoàn toàn amalgam đã được áp dụng từ năm 2020.
- Tại sao cần phải tháo gỡ miếng trám amalgam?
Nếu bạn vẫn còn miếng trám amalgam, việc tháo bỏ đúng cách là vô cùng quan trọng. Nếu không, thủy ngân có thể: • Gây suy giảm hệ miễn dịch, nhiễm độc thần kinh, ung thư. • Tiêu diệt hệ vi sinh vật đường ruột, dẫn đến mất cân bằng hệ tiêu hóa. • Tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ nhỏ nếu mẹ bầu có miếng trám amalgam.
- Tháo miếng trám amalgam cần tuân theo quy trình an toàn
Do mức độ độc hại cao, Hiệp hội Y tế và Nha khoa Quốc tế (IAOMT) đã đưa ra quy trình khắt khe để bảo vệ cả bác sĩ và bệnh nhân khi tháo miếng trám amalgam. Việc này không thể thực hiện tùy tiện, mà cần bác sĩ được đào tạo bài bản theo tiêu chuẩn an toàn.
- Nhận thức của bác sĩ nha khoa tại Việt Nam
Hiện nay, đa số bác sĩ nha khoa ở Việt Nam chưa được đào tạo chuyên sâu về tác hại của amalgam cũng như quy trình tháo gỡ an toàn. Kiến thức này không có trong chương trình giảng dạy chính thức, và nhiều bác sĩ vẫn sử dụng các sản phẩm có chứa fluoride và amalgam mà chưa cập nhật các khuyến cáo mới nhất từ các tổ chức y khoa thế giới.
- Hành trình tìm hiểu và chia sẻ kiến thức
Dựa theo tài liệu “Ung thư – Sự thật, Hư cấu và Gian lận”, “Chăm sóc răng miệng toàn diện”, “Tự chữa lành”, . Lời khuyên dành cho bạn • Nếu bạn có miếng trám amalgam, hãy tìm hiểu về phương pháp tháo gỡ an toàn trước khi thực hiện. • Lựa chọn bác sĩ có chuyên môn và hiểu rõ quy trình .