Đau răng là hiện tượng phổ biến xảy ra vì nhiều lý do, từ mọc răng khôn, đến gãy răng, cho đến sâu răng. Nướu viêm sưng cũng có thể gây đau răng. Nhưng nếu tình trạng này tiếp tục trong thời gian dài và diễn tiến nghiêm trọng hơn thì cần can thiệp y khoa. Bài viết sau đây đề cập các cách trị đau răng, giảm nhức răng hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng các phương pháp truyền miệng tại nhà này thì nên nhờ bác sĩ tư vấn thêm.
Hướng dẫn cách trị đau răng, giảm nhanh tại nhà, hiệu quả
Dưới đây là những cách phổ biến giúp trị đau nhức răng tại nhà hiệu quả:
1. Súc miệng với nước muối
Với nhiều người, súc miệng bằng nước muối là cách trị đau răng hiệu quả nhất. Nước muối là chất khử trùng tự nhiên và có thể giúp loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám mắc kẹt giữa các kẽ răng. Điều trị đau răng bằng nước muối cũng có thể giúp giảm viêm và chữa lành vết thương. Cho 1/2 muỗng cà phê muối vào ly nước ấm, khuấy đều cho đến khi muối tan hết và dùng làm nước súc miệng.
2. Súc miệng với oxy già pha loãng
Nước súc miệng bằng oxy già pha loãng cũng có thể giúp giảm đau và giảm viêm. Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn, oxy già pha loãng có thể làm giảm mảng bám và chữa lành chảy máu nướu răng. Hãy chắc chắn rằng bạn pha loãng oxy già đúng cách. Pha 1 phần oxy già 3% với 1 phần nước và dùng làm nước súc miệng. Lưu ý không được uống. (2)
3. Chườm lạnh là cách giảm đau răng
Có thể chườm lạnh để giảm đau, đặc biệt nếu răng có chấn thương. Khi chườm lạnh, các mạch máu ở vùng đó sẽ co lại, làm giảm lưu thông máu, giúp giảm ứ dịch ở các khu vực tổn thương. Hơi lạnh cũng có thể làm giảm sưng và viêm. Hãy dùng khăn bọc đá và chườm vào vùng bị đau trong 20 phút mỗi lần. Bạn có thể lặp lại vài giờ một lần. (3)
4. Trà bạc hà túi lọc
Trà bạc hà túi lọc có thể được sử dụng giảm đau và làm dịu tình trạng nướu nhạy cảm. Để túi trà đã qua sử dụng nguội một chút trước khi đắp lên vùng răng đau. Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này làm mát vùng đau răng thay vì làm ấm. Đặt túi trà đã qua sử dụng vào ngăn đá tủ lạnh trong vài phút để làm lạnh rồi đắp túi lên răng. (4)
5. Dùng tỏi trị đau răng
Từ hàng ngàn năm về trước, tỏi đã được công nhận và sử dụng vì các đặc tính chữa bệnh. Tỏi còn có công dụng kháng khuẩn, không chỉ có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại gây ra mảng bám răng mà còn có công dụng như thuốc giảm đau. Hãy giã nát một tép tỏi để tạo thành hỗn hợp sệt và bôi lên vùng răng đau, có thể thêm vào một chút muối. Bạn cũng có thể nhai tỏi tươi.
6. Chiết xuất vani giúp chữa đau răng
Chiết xuất vani có chứa cồn, có thể giúp giảm đau. Các đặc tính chống oxy hóa của vani đã được chứng minh có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Chấm một lượng nhỏ chiết xuất vani lên ngón tay hoặc bông gòn. Bôi trực tiếp vào khu vực bị ảnh hưởng vài lần mỗi ngày.
7. Đinh hương trị nhức răng
Đinh hương được sử dụng để điều trị đau răng từ rất lâu. Dầu đinh hương chứa eugenol, một chất khử trùng tự nhiên, có tác dụng làm tê và giảm viêm hiệu quả. Pha loãng dầu đinh hương với dầu thực vật, như dầu hướng dương. Hãy sử dụng tỷ lệ khoảng 15 giọt dầu đinh hương với 30ml dầu thực vật. Sau đó, chấm lượng nhỏ dầu đã pha loãng lên miếng bông gòn và bôi lên vùng răng đau vài lần trong ngày. Bạn cũng có thể thêm một giọt dầu đinh hương vào nước và làm nước súc miệng. (5)
8. Mẹo chữa đau răng bằng lá ổi
Lá ổi có đặc tính chống viêm có thể giúp chữa lành vết thương. Đặc tính kháng khuẩn trong lá ổi có tác dụng chăm sóc răng miệng và là một trong những cách trị đau răng được nhiều người biết đến. Bạn hãy nhai lá ổi tươi hoặc cho lá ổi giã nát vào nước sôi, sau đó để nguội làm nước súc miệng.
9. Cỏ lúa mì
Cỏ lúa mì có vô số đặc tính thường được dùng để chữa bệnh, như đặc tính chống viêm và tăng cường miễn dịch. Trong cỏ lúa mì có chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm hàm lượng chất diệp lục có khả năng chống khuẩn. Pha loãng bột cỏ lúa mì với nước, sau đó sử dụng như nước súc miệng.
10. Cây húng tây
Húng tây cũng có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ giúp điều trị đau răng. Húng tây còn có thể chống lại vi khuẩn gây sâu răng. Bạn cũng có thể thêm một giọt dầu hùng tây vào nước dùng làm nước súc miệng.
11. Nha đam
Trong nha đam chứa nhiều vitamin A, C, E và các khoáng chất như Ca, Ma, P,… giúp ức chế sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn, từ đó phát huy tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Chuẩn bị một lá nha đam. Lột vỏ, cắt nhỏ và lọc lấy phần gel nha đam. Dùng gel nhỏ trực tiếp vào vùng răng đang bị đau, chờ khoảng từ 10 – 15 phút và dùng nước ấm súc miệng lại.
12. Thuốc giảm đau răng
Tylenol và Ibuprofen là thuốc giảm đau an toàn phổ biến hiện nay để điều trị tình trạng đau nhức răng. Thuốc chống chỉ định với người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Thuốc chỉ có tác dụng tạm thời giúp giảm nhanh cơn đau nhức. Vì vậy, bạn không nên tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc lạm dụng thuốc trong thời gian dài dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Sau khi thăm răng, tùy thuộc vào nguyên nhân mà liều lượng thuốc được bác sĩ kê toa, cũng như thời gian sử dụng thuốc của từng người bệnh sẽ khác nhau. (6)
13. Sử dụng nước gừng tươi
Một trong những cách trị đau răng hiệu quả nhanh chóng được nhiều người sử dụng là dùng nước gừng tươi. Trong gừng có chứa các hoạt chất oleoresin, tecpen và men zingibain có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, thuyên giảm cơn đau nhức nhanh chóng và giảm hôi miệng. Lấy 1 củ gừng rửa sạch, cạo sạch phần vỏ, sau đó đem đi giã nhẹ rồi dùng đắp lên vùng răng đau nhức trong 10-15 phút.
14. Sử dụng tinh dầu lá chanh
Tinh dầu lá chanh từ có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn, vì vậy được biết đến như một cách trị đau răng, giảm ê buốt hiệu quả. Đầu tiên đem lá chanh đi rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn. Đun sôi 1 lít nước, thêm 1 muỗng cà phê muối và cho hết lá chanh vào, và để lửa nhỏ khoảng 10 – 15 phút rồi tắt bếp, để nguội rồi cho vào chai và sử dụng dần. Vệ sinh răng miệng trước khi sử dụng, sau đó dùng tăm bông thấm tinh dầu lá chanh nhẹ nhàng chấm lên vùng răng đang bị đau.
15. Kê gối cao khi ngủ
Việc kê cao đầu nằm khi đi ngủ giúp giảm bớt tình trạng máu tụ ở chân răng, từ đó giảm đau nhức răng. Tuy nhiên không nên kê gối quá cao hoặc quá cứng, tránh ảnh hưởng đến cột sống.
Chưa có hoặc rất ít cơ sở khoa học chứng minh tính hiệu quả cho các phương pháp dân gian này. Hơn nữa, những phương pháp này thường chỉ mang tính chất nhất thời và không có hiệu quả chữa trị dứt điểm tình trạng đau răng. Bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây đau răng, từ đó có những biện pháp điều trị phù hợp
Hãy liên hệ đến Nha khoa Kinh Đô để được khám – chụp phim và tư vấn miễn phí ngay ❗️