Nhổ răng khôn – 6 điều nhất định bạn cần phải đọc ngay!

Nhổ răng khôn trước giờ vẫn là cơn ác mộng “ám ảnh” nhiều người, bởi ngay cả trong quá trình mọc răng khôn chúng ta vẫn luôn cảm nhận những cơn đau nhức dữ dội. Liệu có nên nhổ răng khôn? Các dấu hiệu cho thấy cần nhổ răng khôn là gì? Biến chứng gì sẽ xảy ra nếu không nhổ răng khôn? Tất cả sẽ được làm rõ ở bài viết dưới đây!

Nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn trước giờ vẫn là cơn ác mộng “ám ảnh” nhiều người.

1. Răng khôn mọc thế nào?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 – là răng hàm lớn thứ 3, mọc ở vị trí trong cùng của hàm, hướng về phía vòm họng cũng như kế cận răng số 7 trên cung hàm. Răng khôn luôn là răng mọc sau cùng, thường xuất hiện khi con người ở độ tuổi trưởng thành từ 18 – 25 tuổi, hoặc có thể hơn tùy từng người. Với những trường hợp thông thường có đủ 32 chiếc răng thì có 4 cái răng khôn, nhưng thực tế thì nhiều người có thể chỉ có 2 răng khôn, thậm chí hoặc không hề có một chiếc răng khôn nào.
Răng khôn có thể bị mọc ngược về phía xương hàm, đâm thẳng về phía răng hàm lớn (răng số 7) ngay bên cạnh hoặc có thể mọc bình thường, nhú được lên khỏi lợi được một phần thì kẹt lại và ngừng mọc vĩnh viễn.

2. Những dấu hiệu mọc răng khôn

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn sắp mọc răng khôn:

Đau nhức

Đây là dấu hiệu dễ nhận biết răng khôn, bởi vì chúng luôn thường gặp ở nhiều người, đó là những cơn đau nhức nhối trong xương hàm ngay cả khi răng khôn còn chưa hề mọc lên, khiến cho chúng ta gặp khó khăn trong việc ăn uống, thậm chí còn bị mất ngủ vì các cơn đau liên tục. Cơn đau này sẽ càng dữ dội và kéo dài hơn khi răng từ từ trồi ra khỏi nướu. Ngay cả khi răng bạn mọc thẳng, không đâm ngang hay mọc ngầm thì bạn vẫn có cảm giác nhức nhối khi chúng có dấu hiệu mọc lên.

dấu hiệu dễ nhận biết răng khôn
Đau nhức là dấu hiệu dễ nhận biết răng khôn

Nướu sưng tấy và có màu đỏ

Răng khôn khi mọc cũng có thể làm nướu bị đỏ và sưng to hơn bình thường. Nguyên nhân chính là bởi răng khôn bị mắc kẹt, không thể mọc lên hết được dẫn tới phần lợi và mô mềm xung quanh răng bị sưng phồng lên. Nếu răng khôn mọc lên hết được một cách thuận lợi thì tình trạng này có thể sẽ biến mất.

Răng khôn khi mọc cũng có thể làm nướu bị đỏ và sưng to
Răng khôn khi mọc cũng có thể làm nướu bị đỏ và sưng to

Sốt

Ở một số trường hợp răng khôn mọc nặng hơn, bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi trong người, thậm chí là những cơn sốt kéo dài hành hạ, làm giảm khả năng linh hoạt ở cơ miệng và khiến cho nướu bị sưng đỏ.

những cơn sốt kéo dài hành hạ
Những cơn sốt kéo dài hành hạ

Ăn uống không còn cảm giác ngon miệng

Khi răng khôn bắt đầu xuất hiện, cơ thể mệt mỏi kéo dài vì phải chịu những cơn đau nhức thường xuyên, dai dẳng do nướu sưng tấy và người bệnh cảm thấy không còn hứng thú với việc ăn uống nữa.

Ăn uống không còn ngon miệng
Ăn uống không còn ngon miệng

3. Biến chứng do răng khôn gây ra là gì?

Khi răng khôn mọc lệch, có thể gây ra nhiều phiền toái do biến chứng, cụ thể:

Sâu răng

Do vị trí răng khôn mọc lên nằm trong cùng hàm nên rất khó để vệ sinh sau khi ăn thức ăn, vì thế mà vi khuẩn dễ dàng tích tụ lại. Vấn đề đặc biệt hơn đó là khi răng khôn chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch mọc đâm sang răng bên cạnh thì sự tích tụ lâu ngày này sẽ gây sâu răng khiến người bệnh đau đớn và xảy ra hiện tượng nhiễm trùng.

Viêm lợi

Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng lợi xung quanh, dẫn đến triệu chứng như: đau, sưng, sốt, hôi miệng hoặc đôi khi cứng hàm khiến bệnh nhân không thể mở to miệng. Viêm lợi nếu tái phát nhiều lần thì càng ở những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm ngày càng cao. Vì thế vấn đề răng khôn mọc lệch cần phải xử lý triệt để.

Hủy hoại xương và hàm răng

Với trường hợp răng khôn mọc lệch xiên sang những răng bên cạnh, nó có thể gây ra tình trạng khiến răng đó bị lung lay, tiêu hủy, gây tiêu xương hàm, cuối cùng dẫn đến phải nhổ răng. Triệu chứng dễ phát hiện ra nhất là người bệnh có những cơn đau âm ỉ kéo dài ở chính các khu vực đó.
Nếu những biến chứng bất thường của răng khôn không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ nhanh chóng lây lan sang các khu vực mang tai, má, mắt, cổ… xung quanh, dẫn tới nhiều biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

4. Trường hợp nào nên nhổ răng khôn?

Không phải lúc nào chúng ta cũng cần phải nhổ bỏ răng khôn. Có những trường hợp răng khôn vẫn có thể được giữ lại, ví dụ:

  • Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không gây ra biến chứng, không mắc kẹt bởi mô xương và nướu.
  • Một số bệnh lý toàn thân của bệnh nhân không kiểm soát tốt như tiểu đường, tim mạch, rối loạn đông cầm máu…
  • Răng khôn có thể liên quan trực tiếp đến các cấu trúc giải phẫu như các dây thần kinh, khu vực xoang hàm … mà các phương pháp phẫu thuật chuyên biệt không thực hiện được .
  • Răng khôn mọc thẳng, bình thường, không gây ra biến chứng, không mắc kẹt bởi mô xương và nướu.

Theo khuyến cáo, nên nhổ răng khôn ngay lập tức đối với các trường hợp sau:

  • Răng khôn mọc lệch gây các biến chứng, dẫn tới nhiễm trùng liên tục, gây u nang và ảnh hưởng đến các răng ở xung quanh.
  • Răng khôn không gây ra biến chứng nhưng dễ có khe giắt giữa răng khôn và răng bên cạnh, tương lai ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cần nhổ bỏ để ngăn ngừa biến chứng về sau.
  • Răng khôn tuy mọc thẳng và đủ chỗ, không bị cản trở bởi khu vực nướu và xương nhưng lại không có răng đối diện ăn khớp, khiến cho răng khôn trồi dài xuống hàm dưới, gây nhồi nhét thức ăn và làm lở loét nướu hàm đối diện.
  • Răng khôn mặc dù mọc thẳng, chứa đủ chỗ, không bị cản trở nhưng lại có hình dáng bất thường, nhỏ, dị dạng, cũng có thể gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, cũng như tương lai dễ gây sâu răng và viêm nha chu răng.
  • Bệnh nhân có bệnh nha chu hoặc sâu răng.
  • Nhổ răng khôn trong khi cần chỉnh hình, làm răng giả

5. Phẫu thuật nhổ răng khôn có nguy hiểm hay không?

Một số người thường sợ nhổ răng khôn vì cho rằng việc đó sẽ gây nguy hiểm như làm tổn thương các dây thần kinh. Tuy nhiên những trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Với nền y học hiện đại và đầy đủ các trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh giúp, bác sĩ hoàn toàn xác định được dễ dàng mối liên hệ của răng với các cấu trúc khác xung quanh như xoang hàm, hoặc dây thần kinh ổ răng hàm dưới… từ đó dễ dàng đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp : Có nên nhổ răng hay không, nhổ bằng phương pháp nào…

6. Nhổ răng khôn không đau ở đâu?

Việc nhổ răng khôn là cần thiết bởi răng khôn là răng nằm ở phía trong cùng của hàm rất khó vệ sinh, đây chính là điều kiện để vi khuẩn phát triển và là nguyên nhân chính trực tiếp dẫn đến sâu răng, viêm lợi, cùng hàng loạt các bệnh nha khoa khác. Nặng hơn nữa, nếu không nhổ răng hoặc điều trị răng khôn kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng và ảnh hưởng tới răng liền kề (Răng số 7). Chính vì vậy, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ bỏ răng đi càng sớm càng tốt.Quá trình nhổ răng khôn có đau hay không còn phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ nha khoa, trang thiết bị hỗ trợ, cũng như tình trạng răng khôn của bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn cũng không quá lo lắng do công nghệ hỗ trợ nhổ răng hiện nay sẽ giúp quá trình tiểu phẫu diễn ra nhanh chóng và những cơn đau do răng khôn gây ra sẽ như chưa từng xuất hiện. Hãy đến ngay Kinh Đô Dental để được trải nghiệm quá trình nhổ răng khôn không đau từ những những bác sĩ nha khoa có tay nghề cao cùng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tối tân bậc nhất tại Lạng Sơn.

Trải nghiệm ngay nhổ răng khôn không đau tại Nha khoa Phước An
Trải nghiệm ngay nhổ răng khôn không đau tại Kinh Đô Dental

Quy trình nhổ răng khôn không đau tại Kinh Đô Dental luôn đòi hỏi sự chính xác đúng kỹ thuật để được thực hiện qua 6 bước sau đây:

Bước 1: Bệnh nhân súc miệng với dung dịch khử trùng chuyên dụng.
Bước 2: Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại khu vực nhổ răng nhằm kiểm soát cơn đau xảy ra khi nhổ răng khôn. Các dụng cụ nhổ răng chuyên dụng để điều trị cho bạn đã được khử trùng hoàn toàn. Tại Kinh Đô Dental cam kết không thực hiện bất cứ dịch vụ điều trị nào nếu dụng cụ và thiết bị chưa được sát trùng.
Bước 3: Bác sĩ rạch nướu răng tại vị trí mọc răng khôn.
Bước 4: Sau khi tách nướu để lộ xương, Bác sĩ sẽ dùng kìm để nhổ răng khôn ra. Đối với các trường hợp phức tạp hơn, sẽ mài một ít xương mặt ngoài quanh cổ răng khôn, sau đó khoan cắt răng khôn thành từng phần rồi lấy ra.
Bước 5: Dùng chỉ khâu lại đường rạch nướu vừa cắt.
Bước 6: Bệnh nhân súc miệng khử trùng và nhét bông cầm máu. Quá trình nhổ răng khôn hoàn tất.
Quá trình nhổ răng khôn có đau hay không còn phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ, trang thiết bị hỗ trợ, cũng tình trạng răng khôn. Tuy nhiên, bạn cũng cần quá lo lắng bởi công nghệ hỗ trợ nhổ răng khôn hiện đại ngày nay sẽ giúp quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng và cơn đau do răng khôn sẽ như không hề tồn tại.
Hãy đặt lịch ngay tại Kinh Đô Dental để trải nghiệm phương pháp nhổ răng khôn không đau tiên tiến nhất hiện nay!

Đặt lịch online tại đây.

Bài viết liên quan

0205 389 3686